Posted by : Du Lịch Tết 2021 Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017






Dân gian có câu “vô tửu bất thành lễ”, nghĩa là lễ cúng mà không có Rượu Phú Lễ thì như không có lễ, ngày xưa rượu nấu bằng gạo nếp trong dân gian Nam bộ còn gọi là rượu đế, được dùng để tăng thêm phần trang trọng trong lễ Tết, lễ giỗ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và nhiều nghi lễ quan trọng khác trong văn hóa, phong tục các vùng miền. 

Các cụ kể rằng, Rượu Chuối Hột Phú Lễ có từ khi mở đất, được dùng làm rượu lễ, là sản phẩm có ý nghĩa tiêu biểu cho thành quả lao động của con người. Bởi Rượu cũng là tinh chất được ủ lên men hay chưng cất từ những sản vật do con người tạo nên như gạo nếp, nho, dâu, khoai, bắp v.v… 

Vì vậy mà trong các lễ hội cúng đình làng, hiếu hỷ… luôn có Rượu Chuối Hột để cúng tạ ơn tiền nhân để tôn vinh và ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân có công khẩn hoang khai nghiệp, lập nên làng mạc để lại như di sản cho con cháu sau này





Ở miền Nam, người ta thường có phong tục "rước rượu" trong các bữa tiệc. Khi đó, người nhỏ tuổi sẽ mời rượu người lớn và xin phép uống trước, uống tới ba phần tư để "rước" hay còn gọi là để "đỡ" phần rượu cho người lớn, cốt là chỉ cần người lớn nhấp môi thì con cháu đã vui rồi. 
Với bạn bè, chuyện "rước" cũng sẽ xảy ra nếu trên bàn tiệc có người tửu lượng yếu, để cuộc vui thêm trọn vẹn, mà lại có nghĩa có tình.

Đây là một phong tục hay, vừa có ý chăm lo cho sức khỏe cho các bậc bề trên, vừa thể hiện được cái tâm ý tôn trọng người lớn tuổi qua cách mời Ruou Phu Le



Đôi khi uống rượu chuối hột phú lễ chỉ để khà một tiếng, hắt vào tháng năm những bả phù dung, kẻo mai sau có hóa thành bụi bặm, một ngàn năm thì cũng khôn cùng.
Đôi khi uống để thấy em như khói, em hiền dịu như nàng tiên theo ta khắp chốn cùng đường, đôi khi uống để mà yêu cuồng nhiệt, yêu như ngày mai không đủ để yêu đương.
Đôi khi uống là đôi khi sống, có hề gì trăm nhớ của ngàn quên, ta muốn đổi hết muôn trùng bờ bến, lấy một đêm thơ với rượu lênh đênh.

Chúc nhau ly Rượu Phú Lễ


Ngày nay, những lời chúc rượu không quá ư lịch thiệp như xưa, mà thường là ngắn gọn hơn, hoặc là vui nhộn nhiều hơn. Trong những cuộc vui, người nói lời chúc rượu có thể là đọc một câu thơ, một câu danh ngôn hoặc là kể một câu chuyện vui, một tình huống vui nhộn nào đấy để làm cái cớ bắt vào lời chúc.

Từ xa xưa người Việt đã có câu “Chén tạc, chén thù”. Chủ chúc khách gọi là “tạc”, khách chúc đáp lễ gọi là “thù”. Phổ biến nhất ngày nay là khi chúc nhau người mình nói: Chúc sức khoẻ! Người Miền Nam thì thường nói “Trăm phần trăm”. Hoặc vừa nâng ly vừa nói: Dzô! Dzô!… Cung cách uống rượu chuối hột kiểu Phú Lễ nầy được cả nước hưởng ứng làm theo.

Người nào đã về miền tây sẽ thấy cuộc sống ở đây rất khác, nhất là ở quê. Miền tây là đất bồi hạ nguồn sông Mekong nên đất bằng phẳng, đôi chỗ trũng thấp, cho nên mới nói là miền tây không có đỉnh cao.



Không có đỉnh cao. Không có cái gì vượt bậc, xuất chúng. Không ai lỗi lạc hơn người. Không ai dời non lấp bể. Cho nên ở miền tây người ta chuộng cái gì bình dân, người ta ưa cái gì thiệt tình thôi.
Dễ hiểu sao người miền tây ưa vọng cổ, ưa nhạc sến và ưa những tác dụng quý của rượu chuối hột. Mấy thứ đó nó bình dân, người ta sao mình vậy. Làm khác coi hổng đặng.

Dễ hiểu sao người miền tây ưa nhậu. Bên bàn nhậu không có giai cấp, không có giàu nghèo, không có hơn thua, ở đó ai cũng thiệt tình. Bi nhiêu thì bi.





CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU PHÚ LỄ


- Nhà máy: 456 HL14, ấp Phú Thạnh, xã Phú Lễ, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre.TP. HCM:
- VP HCM: 540 Cộng Hòa, F.12, Q. Tân Bình
- VP Bến Tre: 27/2 Phan Đình Phùng, Phường 4, Thành Phố Bến Tre
Hotline: 0901 286 456

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Post Popular

- Copyright © Rượu Chuối Hột Phú Lễ -Rượu Phú Lễ- Powered by Blogger - Designed by -